Pentest là hình thức kiểm tra an toàn hệ thống được nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Vậy Pentest là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công cụ kiểm thử hệ thống công nghệ thông tin này.
Mục lục
Pentest là gì?
Pentest là viết tắt của Penetration Testing (kiểm tra thâm nhập). Đây là dạng mô phỏng một cuộc tấn công mạng được sử dụng để xác định các lỗ hổng và lập kế hoạch phá vỡ các biện pháp bảo mật.
Việc phát hiện sớm các lỗ hổng cho phép các bạn khắc phục sớm, do đó ngăn chặn được các vi phạm dữ liệu có thể gây thiệt hại cho công ty. Pentest cũng giúp đánh giá sự tuân thủ của tổ chức, nâng cao nhận thức của nhân viên về các giao thức bảo mật, đánh giá hiệu quả các kế hoạch ứng phó sự cố và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục.
Tại sao doanh nghiệp cần Pentest?
Trong thế giới mạng, việc thiếu hiểu biết có thể gây tốn kém và nguy hiểm. Pentest (kiểm tra thâm nhập) cung cấp thông tin quan trọng và có thể hành động cho phép các công ty đi trước tin tặc. Đây là cách giúp gia tăng bảo mật của bạn.
Tổn thất tài chính của một doanh nghiệp trong quá trình vi phạm dữ liệu có thể rất lớn và làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách tiến hành các thử nghiệm thâm nhập, các công ty hiểu rõ về các rủi ro tiềm ẩn, điều này giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tính liên tục hoạt động kinh doanh.
Vi phạm dữ liệu có thể làm xói mòn lòng tin của khách hàng và có khả năng gây tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp. Thử nghiệm thâm nhập giảm thiểu rủi ro bị tấn công và đảm bảo với khách hàng và các bên liên quan rằng dữ liệu của họ được bảo mật và an toàn.
Các phương pháp Pentest phổ biến
Để thực hiện Pentest hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về các hình thức kiểm thử này. Hiện nay, Penetration testing được chia thành 3 loại chính:
Kiểm thử hộp đen (black box testing)
Black Box testing hay còn gọi là phương pháp test hộp đen. Đây là hình thức kiểm thử được thực hiện từ bên ngoài vào. Các Pentester sẽ thực hiện các cuộc tấn công không báo trước đối với hệ thống. Do đó, sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hay gợi ý nào được đưa ra.
Với phương pháp này, các tester sẽ đóng giả thành các hacker, tìm cách xâm nhập vào hệ thống từ bên ngoài và các tester sẽ hoàn toàn không biết gì về hệ thống của bạn.
Kiểm thử hộp trắng (white box testing)
White box hay còn được biết tới với tên gọi là phương pháp hộp trắng. Đây là phương pháp kiểm thử bằng cách thu thập các thông tin thực tế và đánh giá của khách hàng. Tester sẽ thu thập đánh giá về mạng nội bộ và ngoại bộ. Sau đó đưa ra các ý kiến đóng góp về lỗ hổng an ninh.
Khác với phương pháp Black Box, khi thực hiện phương pháp white box, các tester sẽ biết trước các thông tin của hệ thống. Chẳng hạn như: địa chỉ IP, sơ đồ hạ tầng, mã nguồn …
Kiểm thử hộp xám (grey box testing)
Khi tìm hiểu Pentest là gì, chắc chắn không thể bỏ qua phương pháp test grey box hay còn gọi là test hộp xám. Với phương pháp này, các tester sẽ đóng giả thành các hacker. Sau đó, dùng một tài khoản có sẵn đến tấn công vào hệ thống.
Thông qua phương pháp kiểm thử hộp xám, Pentester có thể nắm được các thông tin về đối tượng kiểm tra như URL hay IP Address … Tuy nhiên, tester sẽ không có quyền truy cập vào toàn bộ đối tượng.
Ngoài ba phương pháp kể trên, Penetration Testing còn được kiểm thử dưới một số hình thức khác như: Double-blind testing, external testing hay targeted testing. Tuy nhiên, các phương pháp này không quá phổ biến tại Việt Nam và chỉ phù hợp với một số doanh nghiệp đặc thù.
Doanh nghiệp nên thực hiện Pentest vào lúc nào?
Các doanh nghiệp được khuyến cáo thực hiện pentest định kỳ theo chu kỳ hàng năm hoặc quý để đảm bảo an ninh cho hệ thống IT bao gồm hạ tầng mạng và các ứng dụng. Bên cạnh việc triển khai pentest định kỳ, kiểm tra xâm nhập sẽ cần thiết mỗi khi doanh nghiệp:
- Có thêm hạ tầng mạng hoặc ứng dụng mới
- Cập nhập hay điều chỉnh đáng kể các ứng dụng và hạ tầng
- Chuyển văn phòng sang địa điểm mới và cài đặt lại hệ thống
- Cập nhật bản vá bảo mật mới
- Điều chỉnh chính sách bảo mật cho người mới dùng
Hướng dẫn cách Audit Pentest
Vậy làm thế nào để việc thực hiện Pentest đối với hệ thống công nghệ thông tin của mình? Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để Audit Pentest, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch – Planning Phase
Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch kiểm thử. Muốn lến kế hoạch hiệu quả, bạn cần xác định rõ Pentest là gì và mục tiêu của chương trình. Qua đó xác định chiến lược và phạm vi thực hiện. Đồng thời, xác định tiêu chuẩn bảo mật để thực hiện kế hoạch thành công nhất.
Bước 2: Khám phá – Discovery Phase
Sau khi lập kế hoạch Pentest, bạn cần thu thập thêm các thông tin. Thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt cho kế hoạch. Kể cả thông tin về user và password. Từ đó kiểm tra các lỗ hổng đang tồn tại của hệ thống.
Bước 3: Tấn công – Attack Phase
Sau khi đã tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống, tester tìm cách khai thác các lỗ hổng đó để phát hiện những vấn đề bảo mật.
Bước 4: Báo cáo – Reporting Phase
Bước 5: Người thực hiện lên kế hoạch phải lập một bản báo cáo đầy đủ, chi tiết về:
+ Tổng hợp các lỗ hổng bảo mật được phát hiện và tổng kết ảnh hưởng của các lỗ hổng đó.
+ Đưa ra các giải pháp giúp giải quyết vấn đề, nâng cao bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu Pentest là gì? Các cách Audit Pentest chi tiết đúng không nào?. Đây là một phương pháp rất hữu ích để nâng cao khả năng bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin. Vì thế. Hãy lưu ý về Pentest để áp dụng khi cần thiết nhé.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ FStorage, vui lòng liên hệ đến:
Fanpage: https://www.facebook.com/fstorage
Email: [email protected]