CNTT ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự bùng nổ về dữ liệu. Các phương thức lưu trữ truyền thống như ổ cứng, USB, thẻ nhớ đã trở nên kém hiệu quả. Thay vào đó hệ thống lưu trữ NAS và Cloud storage đang dần thay thế vì độ an toàn và tối ưu chi phí. Để biết rõ hơn về những ưu điểm của hệ thống lưu trữ NAS là gì cũng như đây là gì hãy theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Hệ thống lưu trữ NAS là gì?
NAS là thiết bị lưu trữ dữ liệu được kết nối và truy cập thông qua mạng thay vì kết nối trực tiếp với máy tính. Hệ thống lưu trữ NAS chứa bộ xử lý và hệ điều hành để nó có thể chạy các ứng dụng và cung cấp thông tin cần thiết để những người có thẩm quyền dễ dàng chia sẻ tệp.
So với phương thức lưu trữ truyền thống, hệ thống lưu trữ NAS có thể dễ dàng được truy cập bởi nhiều người, nhiều máy tính, thiết bị di động hoặc thậm chí từ xa (nếu được thiết lập đúng cách).

Tính năng của hệ thống lưu trữ NAS
Hệ thống lưu trữ NAS sẽ mang lại cho người dùng những tính năng nổi bật sau đây:
- Tập trung dữ liệu: Hệ thống lưu trữ NAS cho phép người dùng truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào bao gồm MacBook, PC hoặc thiết bị di động.
- Chia sẻ file: File và folder được liên kết đơn giản. Đồng thời, mọi thứ còn được đồng bộ với Cloud Station.
- Đồng bộ với các thiết bị: Việc sử dụng Cloud Station có thể đảm bảo rằng các thiết bị của bạn luôn được đồng bộ. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng phối hợp với các quyền và khôi phục lại phiên bản hỗ trợ.
- Video Streaming: Phân luồng phim ảnh trong gia đình bạn mà đang sử dụng thiết bị hỗ trợ DLNA/DMA hoặc thiết bị di động.
- Chia sẻ hình ảnh: Cho phép lưu trữ hình ảnh khi nhận bằng DS photo+ hoặc những ứng dụng.
- Itune Streaming: Hệ thống lưu trữ NAS phục vụ tương tự như một thư viện Itunes để phân luồng các video và hình ảnh lưu trữ trên DiskStation để đưa đến người sử dụng trong cùng mạng nội bộ.
- Truy cập từ xa: Bạn có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu nhờ Quick Connect mà không cần cơ chế chuyển tiếp cổng (port forwarding).
- Ứng dụng di động: Dùng thiết bị di động sử dụng các hệ điều hành như IOS, Android và Windows để thưởng thức dữ liệu với các ứng dụng của hệ thống lưu trữ NAS.
- Đồng bộ đám mây: Hệ thống lưu trữ NAS giúp đồng bộ DiskStation của bạn với dịch vụ đám mây công cộng.

Có bao nhiêu loại thiết bị NAS?
Các thiết bị NAS được nhóm thành 3 loại dựa trên số lượng ổ đĩa, khả năng hỗ trợ ổ đĩa, dung lượng ổ đĩa và khả năng mở rộng.
Thiết bị NAS cao cấp dành cho doanh nghiệp
Thiết bị NAS này dành cho các tổ chức cần lưu trữ và chia sẻ số lượng lớn dữ liệu tệp, bao gồm cả máy ảo (VM). Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô để cung cấp dung lượng lưu trữ hàng petabyte, phục vụ hàng nghìn hệ thống khách hàng và cung cấp khả năng truy cập và phân cụm nhanh chóng.
Thiết bị NAS tầm trung
Thiết bị NAS tầm trung đáp ứng cho các doanh nghiệp có hàng trăm hệ thống khách hàng yêu cầu vài trăm terabyte dữ liệu. Tuy nhiên, các thiết bị này không thể được nhóm lại, điều này có thể dẫn đến các silo hệ thống tệp nếu yêu cầu nhiều thiết bị NAS.
Thiết bị NAS cấp thấp dành cho máy tính
Thiết bị NAS cấp thấp hướng đến người dùng gia đình và các doanh nghiệp nhỏ yêu cầu lưu trữ chia sẻ cục bộ chỉ cho một vài hệ thống khách hàng lên đến vài terabyte.
Khó khăn khi doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu bằng NAS
Bên cạnh những lợi ích mà hệ thống lưu trữ NAS mang lại thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thách thức sau đây:
Với việc sử dụng chung hạ tầng mạng với các ứng dụng khác, việc lưu trữ dữ liệu gây ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn hệ thống (làm chậm tốc độ của LAN). Điều này đặc biệt đáng quan tâm khi cần lưu trữ thường xuyên một lượng lớn dữ liệu.
Trong môi trường có các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì NAS không phải là giải pháp tốt. Bởi vì các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường lưu dữ liệu ở dạng block chứ không phải dạng file. Do vậy, sử dụng NAS sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó khi NAS hết dung lượng lưu trữ thì việc mở rộng và nâng cấp sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí.
So sánh giữa hệ thống lưu trữ NAS và Cloud Storage
NAS Storage | Cloud Storage | |
Khả năng lưu trữ | Bị hạn chế bởi thiết kế và dung lượng tối đa của nhà sản xuất. | Mở rộng không giới hạn theo nhu cầu (tốn phí). |
Tính đồng bộ – quản lý | Đồng bộ trên tất cả các thiết bị, tính năng chia sẻ. | Đồng bộ trên tất cả các thiết bị, tính năng chia sẻ. |
Chi phí | Đầu tư toàn bộ chi phí ban đầu cho quá trình lưu trữ lâu dài. | Không tốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng. |
Nguy cơ tiềm ẩn | Rủi ro mất dữ liệu khi thiết bị gặp trục trặc về các vấn đề vật lý hoặc bị trộm. | Dữ liệu của bạn đang bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. |
Giải pháp Backup dữ liệu từ hệ thống lưu trữ NAS với FStorage
Thật ra thiết bị NAS và dịch vụ lưu trữ đám mây Cloud không nhất thiết phải triệt tiêu lẫn nhau. Bạn có thể cùng một lúc sử dụng cả hai để phòng ngừa những nguy cơ của mỗi phương thức. Bằng cách này, bạn có thể tối ưu sự an toàn cho dữ liệu của mình
FStorage cung cấp giải pháp backup dữ liệu cho thiết bị NAS với ứng dụng Cloud Sync bằng giao thức S3. Người dùng có thể tự đặt lịch hoặc filter các định dạng file cần backup. Có nhiều lựa chọn backup để tối ưu quá trình backup dữ liệu. Đảm bảo dữ liệu của bạn luôn được an toàn và khôi phục nhanh chóng khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Ngoài ra, giải pháp này của FStorage sẽ giúp bạn giải phóng không gian lưu trữ trên các thiết bị NAS một cách dễ dàng. Giúp các cá nhân và doanh nghiệp tối ưu được chi phí mua thiết bị cũng như vận hành thiết bị.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ FStorage, vui lòng liên hệ đến:
Fanpage: https://www.facebook.com/fstorage
Email: [email protected]