Fstorage - Giải pháp lưu trữ toàn diện dành cho Doanh nghiệpFstorage
  • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Thông tin công ty
    • Hồ sơ năng lực
  • Giải pháp
    • Backup dữ liệu từ Local
    • Backup dữ liệu từ Cloud
  • Báo giá
  • Chính sách bảo mật
  • Blog
    • Tin công nghệ
    • Giải pháp doanh nghiệp
    • Thủ thuật
    • Kiến thức cơ bản
  • Tài liệu
  • Liên hệ
Fstorage - Giải pháp lưu trữ toàn diện dành cho Doanh nghiệp
  • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Thông tin công ty
    • Hồ sơ năng lực
  • Giải pháp
    • Backup dữ liệu từ Local
    • Backup dữ liệu từ Cloud
  • Báo giá
  • Chính sách bảo mật
  • Blog
    • Tin công nghệ
    • Giải pháp doanh nghiệp
    • Thủ thuật
    • Kiến thức cơ bản
  • Tài liệu
  • Liên hệ
Fstorage - Giải pháp lưu trữ toàn diện dành cho Doanh nghiệp

SAN vs NAS: Hai công nghệ lưu trữ khi đặt lên bàn cân so sánh

Trong Tin công nghệ, Tin Tức
15 November, 2022
San vs Nas hai công nghệ lưu trữ khi đặt lên bàn cân so sánh

San vs Nas hai công nghệ lưu trữ khi đặt lên bàn cân so sánh

Các thiết bị lưu trữ hiện có thường gặp phải các vấn đề về tốc độ như truy cập chậm hoặc không thể xử lý khi tải lượng tăng. Để giải quyết sự bức thiết này, hai công nghệ mới: SAN (mạng lưu trữ) và NAS (ổ cứng mạng) đã xuất hiện. Với bài viết mà FStorage cung cấp sau đây, bạn đọc có thể tham khảo hướng giải quyết lưu trữ nhé.

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu về SAN
    • 1.1 Ưu điểm của SAN
    • 1.2 Nhược điểm của SAN
  • 2 Tìm hiểu về NAS
    • 2.1 Ưu điểm của NAS
    • 2.2 Nhược điểm của NAS
  • 3 So sánh NAS với SAN
  • 4 Khi nào nên sử dụng SAN và NAS?
    • 4.1 Sao lưu và lưu trữ
    • 4.2 Chỉ cần lưu trữ và chia sẻ dữ liệu
    • 4.3 Đối với trang thương mại điện tử
    • 4.4 Khi cần chỉnh sửa video
    • 4.5 Ảo hóa
    • 4.6 Kết hợp SAN vs NAS
  • 5 Giải pháp Backup dữ liệu từ Nas và San
  • 6 Kết luận

Tìm hiểu về SAN

SAN (Storage Area Network) là một tập hợp nhiều máy chủ và thiết bị được kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác nhau. Nó cung cấp khả năng lưu trữ theo khối (block) cho hiệu suất cao ngay cả khi đột ngột có một số lượng lớn khách hàng truy cập nội dung tại cùng 1 thời điểm.

SAN sử dụng kênh cáp quang tốc độ cao để truy cập dữ liệu, nhờ đó loại bỏ các giới hạn của giao thức TCP/IP và mạng LAN.

Mạng SAN gồm hai cấp. Tầng đầu tiên được sử dụng cho những câu lệnh kết nối và kiểm tra trạng thái của việc kết nối cũng như vận chuyển, trong khi tầng thứ hai, có các phần hỗ trợ cho các dịch vụ giá trị gia tăng.

SAN là một tập hợp nhiều máy chủ, thiết bị kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác
SAN là một tập hợp nhiều máy chủ, thiết bị kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác

Ưu điểm của SAN

  • Tốc độ cực kỳ nhanh do sử dụng kênh cáp quang để trao đổi thông tin
  • Khả năng mở rộng cao, linh hoạt
  • Hiệu suất cao, đáp ứng cả file dung lượng lớn
  • Là mạng lưu trữ riêng biệt sẽ giảm áp lực cho mạng LAN
  • Có thể phân quyền truy cập theo block
  • Phù hợp với các tập đoàn lớn có quy mô nhân sự và dữ liệu lưu trữ nhiều

Nhược điểm của SAN

  • Cần bộ phận bảo trì riêng biệt
  • Chi phí triển khai lớn
  • Phù hợp cho tập đoàn lớn

Tìm hiểu về NAS

NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng và cho phép lưu trữ theo tệp. Các tệp trong NAS được lưu trữ trong một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ hoặc bằng RAID. NAS sử dụng chủ yếu giao thức CIFS hoặc NFS để giao tiếp, mặc dù cũng hỗ trợ HTTP.

Bản thân NAS cũng là một node mạng, có địa chỉ IP riêng và kết nối với các thiết bị khác trong cùng mạng. Với đặc tính đó, NAS giúp tăng cường sự cộng tác, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ nhiều vị trí khác nhau, kiểm soát truy cập tốt và tăng yếu tố bảo mật dữ liệu.

NAS hoạt động như một thư mục được chia sẻ và người dùng truy cập nội dung của nó giống như bất kỳ tệp nào khác trên mạng. Tuy nhiên, NAS sử dụng mạng LAN để liên lạc, vì vậy nếu mạng LAN gặp sự cố, NAS sẽ ngừng hoạt động.

Wikimedia/Techgenix NAS là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng
Wikimedia/TechgenixNAS là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng

Ưu điểm của NAS

  • Dễ dàng thiết lập
  • Không tốn kém
  • Phù hợp với quy mô văn phòng hoặc doanh nghiệp nhỏ
  • Tính sẵn sàng và dự phòng dữ liệu cao
  • Dễ dàng sao lưu tự động lên cloud hoặc thiết bị lưu trữ tại chỗ

Nhược điểm của NAS

  • Không có khả năng tự mở rộng nên khi lượng người dùng tăng sẽ cần phải nâng cấp máy chủ
  • Sử dụng công nghệ Ethernet nên tồn tại độ trễ hoặc sự cố mất gói tin (packet)
  • Khi cần chuyển các tệp lớn hoặc video, tốc độ của NAS không đủ để đáp ứng

>> Hướng dẫn backup dữ liệu từ NAS lên FStorage

So sánh NAS với SAN

Đặc tínhNASSAN
Cấu trúcTCP/IP và EthernetCáp quang tốc độ cao
Quy môCá nhân/gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏDoanh nghiệp quy mô lớn
Chi phíKhông tốn kém để thiết lập và duy trìKhá tốn kém khi thiết lập và duy trì
Truy cập dữ liệuDựa trên tệp (file)Dựa trên khối (Block)
Tốc độPhụ thuộc vào Ethernet (dao động từ 100MB đến 1GB/s)Sử dụng kênh cáp tốc độ cao (2GB – 128GB/s)
Giao thứcCIFS, NFS, HTTP và SMBSCSI hoặc iSCSI ánh xạ qua TCP/IP
Khả năngmở rộngCác NAS cấp thấp không thể mở rộngNAS cấp cao hơn có thể mở rộngDễ dàng khi hiệu suất truy cập tăng cao
Ảo hóaKhôngCó
Thay đổi cấu hình theo yêu cầuKhôngCó
Khả năng chịu lỗiThấp vì phụ thuộc nhiều vào mạng LANCao
Sự cố mạngRất dễ bị ảnh hưởng nếu mạng LAN gặp lỗiKhông dễ bị ảnh hưởng vì nó sử dụng một mạng chuyên dụng
Các tệp dữ liệu phù hợpTài liệu và các tệp có kích thước nhỏCác tệp lớn và yêu cầu thời gian load nhanh như video

Khi nào nên sử dụng SAN và NAS?

Giờ đây, chúng ta đã hiểu được sự khác biệt giữa SAN và NAS nhưng khi nào dùng và nên dùng ở đâu? Câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Khi dùng NAS, mục tiêu chính là hợp nhất và chia sẻ tệp dữ liệu; còn SAN cho khả năng mở rộng linh hoạt và bảo mật dữ liệu cao. Có thể xem xét một vài tình huống cụ thể để đánh giá tính hữu dụng của mỗi loại.

Sao lưu và lưu trữ

NAS là giải pháp lưu trữ và sao lưu không quá tốn kém và dễ quản lý.

Chỉ cần lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Đối với NAS, bạn có thể hợp nhất các dữ liệu và cho phép người dùng dễ dàng truy cập chúng. Công nghệ này cũng khá đơn giản, dễ dàng quản lý, có chi phí thấp và tiết kiệm.

Đối với trang thương mại điện tử

SAN sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thương mại điện tử có lượng giao dịch lớn và yêu cầu xử lý I/O đặc biệt cao và độ trễ thấp. Hoặc các doanh nghiệp vận hành website có lưu lượng truy cập cao cũng cần SAN.

Khi cần chỉnh sửa video

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực chỉnh sửa và chia sẻ nội dung video thì SAN là lựa chọn tốt nhất vì nó có độ trễ thấp và tốc độ truyền dữ liệu cao.

Ảo hóa

SAN phù hợp với các nhu cầu cần hiệu suất cao, ảo hóa quy mô lớn bởi nó hỗ trợ xử lý động và nhiều luồng I/O cho máy ảo.

Kết hợp SAN vs NAS

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể cài đặt cả hai hệ thống để đáp ứng các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ, bạn cần NAS để lưu trữ và truy cập tệp, còn SAN để ảo hóa hoặc cho các trường hợp sử dụng khác. Từ đó sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi loại.

Tích hợp cả NAS và SAN để tạo ra một bộ lưu trữ hợp nhất. Bộ nhớ này sử dụng nhiều giao thức như NFS, SMB, kênh sợi quang và SCSI để đảm bảo tính linh hoạt cao, khả năng mở rộng và khả năng thích ứng. Bằng cách này, cùng một bộ nhớ vật lý có thể phân bổ cho cả SAN hoặc NAS tùy theo yêu cầu sử dụng.

Giải pháp Backup dữ liệu từ Nas và San

Bên cạnh đó, nhằm bảo toàn dữ liệu khi Nas xảy ra sự cố, FStorage hỗ trợ giải pháp backup dữ liệu 1-1, backup 1-2 giúp doanh nghiệp có thể lưu lại bản sao ,

Với ứng dụng Cloud Sync bằng giao thức S3, doanh nghiệp có thể tự đặt lịch hoặc filter các định dạng file cần backup. Có nhiều lựa chọn backup để tối ưu quá trình backup dữ liệu. FStorage giúp các cá nhân và doanh nghiệp tối ưu được chi phí mua thiết bị cũng như vận hành thiết bị.

Kêt nối NAS
Kết nối NAS

Kết luận

FStorage sử dụng các công nghệ bảo mật dữ liệu đảm bảo an toàn, truy xuất nhanh và giảm thời gian Downtime xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, FStorage được xây dựng dựa trên cụm máy chủ cực mạnh. Tất cả những điều này giúp doanh nghiệp có hiệu năng cao, chịu lỗi tốt, khả năng quản lý và mở rộng cao. Nếu bạn đang tìm một nhà cung cấp Cloud uy tín, chất lượng, bảo mật dữ liệu tốt thì FStorage sẽ là lựa chọn vô cùng sáng suốt.

Nguồn: Bizfly.vn

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ FStorage, vui lòng liên hệ đến:

Fanpage: https://www.facebook.com/fstorage

Email: [email protected]

Tags: A SANBest NASBuild san storageCách dùng NASMini Nas ServerNas vs serverSAN NASSAN networkSAN Storage DellSan storage wiki
Share on FacebookShare on Linkedin
Tin mới nhất
Hệ thống lưu trữ San storage system là gì?

Hệ thống lưu trữ San storage system là gì?

9 January, 2023

Khác với các mạng nội bộ LAN hay mạng diện rộng WAN, SAN là một kiến trúc mạng đặc trưng...

vps là gì

VPS là gì? Chức năng của VPS ra sao?

9 January, 2023

VPS là gì và làm thế nào để sử dụng nó? Mọi thông tin chi tiết về VPS sẽ được...

Data center là gì

Data Center là gì? Thế nào là một Data Center chuẩn

29 December, 2022

Data Center là một khái niệm được nhắc tới khá nhiều trong công việc cũng như trên phương tiện truyền...

cloud vps là gì

Cloud VPS là gì? Vai trò của Cloud VPS với người dùng

9 January, 2023

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, cụm từ “Cloud VPS” đã rất quen thuộc...

Có liên quan Bài đăng

Hệ thống lưu trữ San storage system là gì?

Hệ thống lưu trữ San storage system là gì?

9 January, 2023
Giải pháp lưu trữ bằng phần mềm SDS và ổ cứng mạng NAS

Giải pháp lưu trữ bằng phần mềm SDS và ổ cứng mạng NAS

8 November, 2022
Backup dữ liệu từ NAS Synology lên Cloud storage

Backup dữ liệu từ NAS Synology lên Cloud storage

16 November, 2022

Bài tiếp theo
NAS Synology là gì

NAS Synology là gì? Thiết bị lưu trữ thông minh cho doanh nghiệp

Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT

Địa chỉ: Lô L.29B-31B-33B Đường Tân Thuận, Khu chế xuất Tân Thuận, Phường Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 7300 2222
Email: [email protected]
Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0305793402 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 22/04/2015  
Content Protection by DMCA.com
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Báo giá
  • Các chính sách
  • Chính sách bảo mật
  • Giải pháp
  • Giải pháp backup dữ liệu từ cloud global
  • Giải pháp backup dữ liệu từ thiết bị bên ngoài
  • Giải pháp backup và lưu trữ dữ liệu toàn diện cho doanh nghiệp
  • Giải pháp lưu trữ các file backup máy ảo từ hệ thống Veeam Backup & Replication
  • Giải pháp lưu trữ dữ liệu dùng chung
  • Giải pháp mở rộng dung lượng lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
  • Hồ sơ năng lực
  • Liên hệ
  • Mở rộng dung lượng lưu trữ dữ liệu
  • Tài liệu
  • Thoả thuận cung cấp dịch vụ
  • Thông tin công ty
  • Trang chủ
  • Veeam

© 2022 Fstorage team.